Tuesday, June 29, 2010

Giác Ngộ Tĩnh Thức !



Một phương pháp thực hành mới có thể giúp các phật tử đạt tới trạng thái giác ngộ tĩnh thức một cách tương đối.
Ed Halliwell , The Guardian, Saturday 26th June 2010

Tại học viện hoàng gia nghệ thuật vương quốc Anh, một phương pháp thực hành có thể giúp phật tử đạt được sự giác ngộ tĩnh thức tương đối trong xã hội, tập trung nghiên cứu chung quanh các tế bào thần kinh não và tâm lý học, tạm gọi là “cuộc cách mạng của sự tĩnh thức” vừa được nhà thần kinh học Matthew Taylor tuyên bố qua nhiều năm nghiên cứu.
Chứng cớ từ các cuộc thí nghiệm của Matthew, cho thấy rằng bộ não con người thường bị tác động dễ dàng bởi ngoại cảnh bên ngoài, vì thế nếu bằng một phương pháp nào đó con người có thể tập trung suy nghĩ của các tế bào não về một vấn đề, hoặc không để các yếu tố không cần thiết cuộc sống hàng ngày chi phối ảnh hưởng, con người sẽ có khả năng kiềm chế và khắc phục sự ảnh hưởng của các tác động ngoại vi của môi trường chung quanh, mà đạt được đến sự tập trung trí tuệ cao nhất.
Điếu này có lẽ không có gì xa lạ đối với Phật Pháp, vốn là một giáo lý thực tế thực hành hàng ngày trong đời sống, nhằm đưa con người tránh những ưu tư phiền muộn, cũng như các loại cảm xúc của 6 căn khi tiếp xúc với 6 trần.
Qua nhiều cuộc thực nghiệm của RSA, thì con người thường có những biểu lộ cảm xúc đau khổ, hành vi cử chỉ, nếu không kiểm soát được các tế bào thần kinh, cũng như sự tập trung suy nghĩ tư duy của bộ não.
Vì thế tương tự như thiền định trong Phật Giáo, nếu con người tập trung tư duy, gạt bỏ những ảnh hưởng của ngoại cảnh, và áp dụng thực hành dều đặn mỗi ngày, thì trong một thời gian, bộ não và hệ thần kinh sẽ dần dần quen thuộc và tránh xa các tác động không tốt, ảnh hưởng đến sư suy nghĩ tư duy và hành động của con người.
Ngôn ngữ của khoa học thường dựa trên sư nghiên cứu thực nghiệm thực tế xảy ra trên bộ não, tế bào thần kinh, cử chỉ hành động của con người, trong công cuộc nghiên cứu “Giác Ngộ Tĩnh Thức” theo phương pháp hiện đại ngày nay.
Hơn 2500 năm về trước, Phật giáo đã ứng dụng phương pháp thiền định, để gạt bỏ những cảm xúc quá tiêu cực buồn chán, hoặc quá tích cực hăng say, nhằm dẫn dắt người phật tử có một tâm hồn an lạc thảnh thơi cân bằng trong xã hội. Một khi con người đã nhận biết và tránh xa được những tác động, hành vi, cử chỉ, suy nghĩ xấu xa, tranh cải vô ích, và có được một sự tĩnh thức, trạng thái quân bình của bộ não, thì chúng ta gọi là “Giác Ngộ Tĩnh Thức.”
Theo nhà khoa học Stephen Batchelor, thì Đức Phật truyền dạy giáo pháp không phải chỉ là những giáo lý đơn thuần cho một tôn giáo, mà quan trong hơn: là nhằm giúp con người học hỏi và thực hành Phật Pháp, như là một lối sống hoàn chỉnh trong cuộc đời.
Như Jack Kornfield miêu tả, gần đây thế giới Tây phương bắt đầu quan tâm mạnh mẽ về đời sống tâm linh bên trong, phưong thức tự nhìn thấy mình, phản quan tự kỷ, là nguyên nhân chính yếu để dẫn dắt con người đến sự bình an hạnh phúc và an lạc.
Người Tây Phương bắt đầu nghiên cứu và thực hành thiền định phật giáo ngày càng nhiều và phổ thông kể từ thế kỷ 20 và 21 gần đây.
Nhiều trường đại học, bệnh viện, giảng đường bắt đầu học hỏi và thực hành phật pháp, trong các lãnh vực chữa bệnh, phát triển trí tuệ, và trong nhiều lãnh vực xã hội khác.
Nếu cái nhìn và giáo pháp của Đức Phật đã và đang tồn tại hơn 2500 năm qua, thì chăc chắn nó phải có cái lý và thực nghiệm thực tế mạnh mẽ, đã và đang được hàng trăm thế hệ chấp nhận, thực hành trong việc cải thiện đời sống tâm linh và vật chất, cũng như đương đầu với thực tế trong xã hội loài người xưa và nay.
Dương Tiêu Dịch.
Nguồn: http://www.guardian.co.uk/commentisfree/belief/2010/jun/26/buddhism-mindful

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gặp Gỡ Phật Tử Đại Hàn Tại Tokyo.


Tibet Custom, June 27 2010

Tin từ Yokohama, Nhật Bản:
Hơn 500 tín đồ phật giáo Đại Hàn đã gặp gỡ nói chuyện thân mật với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại hội trường của khách sạn Intercontinental Grand tại quận Yokohama, thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hết lòng tán thán đến các phật tử Đại Hàn, trong công cuộc hoằng trì và duy trì phật giáo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma mong muốn rằng Ngài không chỉ gặp gỡ phật tử Nam Hàn hiện nay, mà trong tương lai sẽ có dịp thăm viếng các phật tử Miến Điện và Tích Lan, mà Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa có dịp viềng thăm. Chuyến công du cuối cùng của ngài ở các nước Đông Nam Á, là tại Thái Lan vào năm 1960, nhưng 50 năm qua, Ngài chưa có dịp trở lại đất nước chùa tháp Thái Lan.
Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần nữa nhắn nhủ các phật tử Nam Hàn nên kết hợp và phát triễn hài hoà sự phát triễn của nền khoa học hiện đại và Phật Giáo cổ truyền, như những bậc danh sư phật giáo, xuất thân từ trường đại học nổi tiếng Nalanda ngày xưa.
Ngoài ra Ngài còn khuyên rằng, phật tử luôn luôn phải kiểm tra lý thuyết phật pháp trên sách vở, bằng sự thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nhắc lại sự nghiên cứu phát triễn “Tánh Không”,“Tĩnh Thức” và thực hành thiền định trong phật giáo, vốn đã được 2 danh sư phật giáo xuất thân từ Đại Học Nalanda , Hòa Thượng Chandakirti cùng với Nagarjuna, đang được coi là nền tảng phật pháp cơ bản của Tây Tạng.
Vào độ tuổi 75, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng cho biết rằng ngài không ngừng học hỏi giáo pháp Đức Phật và thực hành thiền định đều đặn, đặt biệt là đọc những quyễn sách Phất Pháp được nghiên cứu bởi các bậc danh tăng tại Đại Học Nalanda.
Dương Tiêu Dịch.
Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=44,9310,0,0,1,0

Tuesday, June 22, 2010

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đề Nghị Các Linh Mục Nhật Bản Nên Có Nhiều Các Nhà Khoa Học Phật Giáo.


By Tsering Tsomo, Phayul June 21, 2010

Tin từ Thành phố Nagano, Nhật Bản:
Tại một cuộc gặp mặt trao đổi thong tin truyền thong với hơn 200 Linh mục Nhật Bản, Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị Nhật Bản nên kết hợp nền văn hoá khoa học tối tân hiện đại với Đạo Phật truyền thống Nhật Bản, để tạo ra nhiều nhà khoa học gia Phật Giáo.
Phật tử Nhật Bản nên đàm thoại, tìm hiểu với các nhà khoa học, để khám phá những lĩnh vực lý thú gặp nhau giữa thế giới tâm linh tôn giáo và khoa học, và áp dụng những giá trị xã hội thuần tuý như lòng từ bi và cứu khổ của Phật Giáo , vào các lãnh vực thực nghiệm khoa học.
Trong những năm gần đây, sự trao đổi giữa Thiền Định Phật Giáo Tây Tạng và nền khoa học Tây phương đã tạo ra một vị thế cân bằng và đáng chú ý trong lãnh vực thể chất và tinh thần của xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một tâm hồn an lạc, không nóng giận sẽ làm giảm căng thẳng đời sống, cũng như áp xuất máu. Đức Đạt Lai Lạt Ma còn cho biết rằng theo một nghiên cứu mà Ngài tham gia trực tiếp thì, khi một người giận dữ, hung hăng, thì mọi việc trở nên rất tiêu cực, và 90% phần tiêu cực đó thật ra chỉ là ảo giác không thực tế do chính tâm thần bất an không ổn định của người đó tạo ra.
Đức Đạt Lai Lạt Ma còn cho biết thêm khi nền khoa học hiện đại đã tiến bộ vượt bực về phương diện vật chất, thì nền khoa học Phật Giáo cũng đã thành công không nhỏ trong các phương pháp trị liệu tâm linh, thần kinh, thông qua Thiền Định và dùng tứ vô lượng tâm Từ Bi Hỹ Xã.
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thì thiền định là một cách tốt nhất , khoẻ mạnh nhất dùng để phát triễn một tâm hồn cân bằng, an lạc, mà bạn không cần phải chích hay uống thuốc an thần để đạt được trạng thái thư giản tuyệt vời này, mà không bị phản ứng phụ của y dược.
Tại đại học danh tiếng Stanford, Hoa Kỳ, Wisconsin và Emory đã có những chương trình, khoá học nhằm đào tạo và nghiên cứu con người đạt tới trạng thái cân bằng và an lạc về tâm thần.
Tăng sĩ Tây Tạng hiện nay đang học kết hợp khoa học hiện đại phương tây và chương trình Phật Học cổ truyền. tất cả các nhà khoa học phương tây bất kể tôn giáo, từ Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Do thái giáo và ngay cả những người không có đạo, cũng hết sức tin tưởng vào hệ thống Phật Giáo Tây Tạng nói riêng và Phật Giáo nói chung. Tuy nhiên Nhật Bãn là một nước với Phật Giáo có nguồn gốc từ Đại Học Nalanda, thường nhấn mạnh vấn đề hợp lý và nghiên cứu điều tra , trong mục đích chúng minh những việc xảy ra thực tế cuộc sống, có một tiềm năng lớn lao hơn các quốc gia khác.
Theo Tỳ Kheo Yukai Shimizu, tăng sĩ tại chùa Zenkoji, thì cuộc trao đổi ý kiến giữa Đức Đat Lai Lạt Ma và các linh mục công giáo về Phật Pháp, được tổ chức tại khách sạn Kokusai, là một cơ hội ngàn năm một thuở, bởi vì ít khi có dịp các linh mục Nhật Bản có một dịp to lớn để bàn luận về vấn đề Phật Pháp với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Cuộc trao đổi thong tin và bàn luận được tổ chức bởi 4 tổ chức Phật Giáo lớn tại Nhật Bản: Tổ chức toàn quốc phật giáo Nhật Bản,Hiệp hội nghiên cứu Phật Giáo Nalanda, Hiệp hội Phật Giáo thành phố Nagano, và Hiệp hội toàn quốc Nhật Bản Zenkoji,
Hệ thống thiền viện phật giáo Zenkoji có 200 chi nhánh chùa chiền khắp nơi tại Nhật Bản.
Dương Tiêu Dịch
Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=44,9292,0,0,1,0

Tuesday, June 15, 2010

Nữ Danh Ca Cher, Một Phật Tử, Tôi Luôn Luôn Quán Niệm Về Mình Trong Một Trường Học Của Riêng Tôi Sau Mỗi Cuộc Trình Diễn. By Robin Leach, June 9th, 20



Tin Từ Las Vegas, Hoa Kỳ:
Nữ siêu sao ca nhạc Pop lừng danh thế giới Cher bây giờ đã là một tín đồ phật giáo, tuy nhiên cô còn nói thêm, bên cạnh đó cô còn phải thực hành kiểm soát chính bản thân hành động tư tưởng trong một trường học của chính cô, mà theo lời cô diễn tả đ óchính là ngôi nhà của Cher.
Trong một cuộc phỏng vấn với tập san tuần báo Architectural Digest, tập san này đã chụp ngôi nhà khổng lồ tuyệt đẹp rộng 4,000 mẫu vuông, gồm 2 tầng, tọa lạc tận trên đỉnh đồi thuộc thành phố Los Angles, California. Tập san miêu tả ngôi nhà của nữ siêu sao ca nhạc này được trộn lẫn một sự kiến trúc kỳ lạ giữa tâm linh và nghệ thuật.
Theo lời Cher thì ngôi nhà cô được kiến trúc một cách hết sức linh động, tâm linh và thay đổi theo ngoại cảnh, làm cho cô không bao giờ cảm thấy buồn chán , và tác động mạnh mẽ đến tâm lý của người nữ ca sĩ này.
Nữ Ca Sĩ Cher đã thực hành phật pháp nhiều năm qua, là một môn đồ của Ni Sư người Hoa Kỳ Pema Chodron, còn cho biết rằng cô cố tình kiến trúc ngôi nhà để cô dễ dàng tiếp cận với tâm linh,với đạo Phật và ngay chính bản thân cô, cũng như dễ dàng thực hành Phật Pháp.
Nhà kiến trúc và thiết kế trang hoàng Martyn Lawrence đã giúp đỡ và xây cất ngôi nhà rất vừa ý với Cher , về cả 2 mặt tâm linh và nghệ thuật. Ngôi nhà được sơn phết chủ yếu bằng các màu kem, ngà voi, trắng, và màu cánh bướm vàng.
Ngòai ra Cher còn yêu thích hội hoạ, đặc biệt là hoạ sĩ danh tiếng Gothic, cô dành nhiều thời gian để vẽ , trang trí nội thất bằng chính khả năng hội họa sáng tạo của mình.
Dương Tiêu Dịch.
Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,9260,0,0,1,0

Thái Lan:Cá Độ Và Bài Bạc Trên Giải Túc Cầu Thế Giới Đã Làm Cho Giáo Hội Phật Giáo Ra Nhiều Luật Mới.


Pattaya Daily News, June 14, 2010

Tin Từ Pattaya, Thái Lan:
Cảnh Sát đã bắt giữ một người đàn ông thuộc miền nam vùng Pattaya, ngay tại hiện trường với nhiều tang chứng, biên lai cá độ các trận đá banh đang xảy ra trong giải vô địch bóng đá thế giới. Các biên lai tìm thấy trên người đàn ông này đã được cảnh sát chứng minh là những khoãn tiền của các cuộc cá độ, bài bạc giữa các trận bóng đá thế giới đang diễn ra tại Nam Phi.
Cảnh sát đã mở cuộc điều tra vào ngày 13th tháng 6 năm 2010, tại nhiều nơi thuộc miền nam vùng Pattaya, và đã bất ngờ tìm thấy trên người can phạm tình nghi, ông Wichan Phanikhorn, 46 tuổi, trên chiếc xe gắn máy, đang ghi chép biên lai cá độ với các khách hàng. Những tờ biên lai tìm thấy tại hiện trường bao gồm: giấy tờ các độ các trận đá bóng giữa đội Argentina và đôi Ý, Đội Anh và đội Hoa Kỳ, với tổng số tiền cá độ khoảng 130,000 bạt.
Ông Phanikhm thú nhận: đã thành lập 1 tổ chức cá độ bài bạc bất hợp pháp chung quanh khu vực ông sống. Cảnh sát đã giam giữ và cáo buộc tội cờ bạc bất hợp pháp của ông Wichan, và chờ ngày đưa can phạm ra toà xét xử.
Ngay lập tức, sau khi các hình thức cá độ bài bạc chung quanh giải túc cầu thế giới tăng lên gần đây, Văn phòng phật giáo Thái Lan đã gặp gỡ Giáo Hội Cao cấp Phật Giáo, nhằm đưa ra đạo luật mới để trừng phạt các tu sĩ Phật Giáo có bất cứ hành động nào dính líu đến các vụ cá độ, cờ bạc bất hợp pháp.
Theo giới luật phật giáo Thái, thì nêu chư tăng ni dính líu vào các vụ cờ bạc, cá dộ nhỏ thì chỉ bị cảnh cáo, tuy nhiên lần này đạo luật mới của Thái Lan sẽ trừng phạt nặng nề bằng cách đuổi hẳn ra khỏi Tăng hoặc Ni Đòan, nghĩa là vị đó sẽ không còn là tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni nữa.
Hoà thượng Siripariyawigro chánh đại diện phật giáo quận hạt Sriracha tuyên bố rằng đạo luật mới này sẽ có hiệu luật tức thời, và bất cứ tăng sĩ nào liên quan đến các vụ cá độ bài bạc bất hợp pháp, sẽ bị đuổi khỏi Tăng đoàn ngay lập tức. mà không thong qua 1 lời cảnh cáo báo trước nào hết.
Dương Tiêu Dịch.
Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=52,9269,0,0,1,0

Monday, June 7, 2010

Đức Đạt Lai Lạt Ma Cầu Nguyện Cho Hoà Bình Tại Kashmir.


By Shabir Dar, Rising Kashmir, June 5, 2010

Tin từ Jammu, Ấn Độ:
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Vị Lãnh Đạo Tâm LinhTây Tạng lần đầu tiên đến thăm vùng đất khói lữa Kishtwar trong vòng 2 ngày, đã cầu nguyện hoà bình và triển vọng tốt đẹp cho Jammu và Kashmir.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thành phố Gulabgarh, thuộc vùng Kishtwar vào lúc 10 giờ sáng địa phương, và Ngài đã được đón tiếp nồng nhiệt bởi Thống Đống Tiểu Bang Omar Abdullah, Vụ trưởng vụ du lịch Qamar Ali Akhoon, Chủ tịch hội R và B Saroori, ông Lal Singh, và chủ tịch hội MLA ông Ahmad Kitchloo cũng đồng có mặt.
Sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm một ngôi đền cổ địa phương và được chào đón tán thán nồng nhiệt bằng các phong tục tập quán cổ truyền của 5,000 người, Ngài đã dành nữa giờ để cầu nguyện cho hoà bình trên vùng đất này.
Theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì Ngài cầu nguyện hoà bình cho bất cứ nơi nào Ngài viếng thăm, tuy nhiên hôm nay Ngài hy vọng dân chúng 2 vùng Jammu và Kashmir nên sống hoà mình thân thiện, mọi người nên tin tưởng vào tâm linh cũng như coi trọng quyền tự do lẫn nhau.
Ấn độ là một đất nước dân chủ tự do, vì thế mọi người thuộc 2 vùng Kashmir và Jammu nên sống hoà đồng và tránh các cuộc bạo động.
Đức Đạt Lai Lạt Ma hết long tán thán Thống Đốc Ormar trong các công trình xây dựng nhà cửa và kiến trúc xã hội, Ngài cũng nhắc nhở tới cố thống đốc Mohammad và Farooq đã có công trong việc đẩy mạnh sự phát triển văn hoá và nhân bản của cộng đồng Kashmir và Jammu.
Thống đốc Ormar cũng tỏ lời cám ơn và tán thán Đức Đạt Lai Lạt Ma trong công việc vận động hoà bình bất bạo động cho mọi nơi trên thế giới, và đã hoàn thành ước nguyện của mọi người dân 2 vùng Kashmir và Jammu được diện kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Dương Tiêu Dịch.
Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=42,9249,0,0,1,0

Ăn Chay Kiêng Cữ Theo Phật Giáo Hạn Chế Sự Dư Thừa Các Chất Hoá Học Độc Hại.



By Jessica Root, Treehugger.com, June 5, 2010
Tin từ Brooklyn, New York, Hoa Kỳ:
Tin vui cho những người ăn chay trường, mới đây theo nghiên cứu của Bộ Sức Khoẻ và Môi Trường Hoa Kỳ đã làm một cuộc thực nghiệm trên 25 người tình nguyện sống một cuộc đời tu sĩ và theo chế độ ăn chay kiêng cữ trong vòng 5 ngày, đã giảm rất nhiều các chất hoá học độc hại trong cơ thể.
Trước khi bước vào cuộc thí nghiệm, 25 người trên đã ăn chủ yếu là thịt bò, thịt heo, sữa và họ đã được thử nước tiểu. Mặc dù không một ai trong số 25 người khoẻ mạnh trên uống bất cứ loại thuốc trụ sinh, hay bất cứ loại thuốc nào, nhưng qua thử nghiệm nước tiểu thì các nhà khoa học nhận thấy nồng độ kháng thể của mỗi người tăng cao hơn mức bình thường, cũng như sự xuất hiện của vi trùng lao phổi hiện diện trong máu của họ.
Không có gì ngạc nhiên, sau 5 ngày tu học, ăn uống kiêng cử theo chế độ nhà chùa, các nhà khoa học đã xác nhận nồng độ kháng thể và vi trùng lao phổi giảm xuống một cách đáng kể, sau khi thử nước tiểu lần nữa.
Tuy nhiên các nhà khoa học chưa có chứng cớ gì ngoài thức ăn đã làm 25 người trên khoẻ mạnh hơn, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và tinh thần của họ có thể bao gồm: sự thiền định, môi trường yên tĩnh của nhà chùa, hoặc cách thức nầu ăn đạm bạc đon giản, cũng như giờ giấc thức ngủ đều đặn.
Tuy nhiên đây là một trong những nghiên cứu tiên phong trong việc ăn uống và sống một cuộc đời tu sĩ Phật Giáo, đã chứng minh được nồng độ các chất kháng thể và vi trùng lao phổi hạ thấp một cách đáng kể. Các nhà khoa học tuyên bố cần có nhiều cuộc thí nghiệm sâu sắc về các khía cạnh khác trong đời sống tu sĩ đã nâng cao sức khoẻ như thế nào. Điều quan trọng được khám phá ở đây là chắc chắn: với chế độ ăn uống kiêng cử điều độ, và đời sống điều hòa sẽ giúp cơ thể con người giảm các lượng hóa học độc hại dư thừa trong cơ thể, dù rằng cuộc nghiên cứu chỉ kéo dài 5 ngày ngắn ngủi.
Dương Tiêu Dịch.
Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,9250,0,0,1,0